
07-03-2013, 03:57 PM
|
Junior Member
|
|
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 26
|
|
Hướng dẫn kỹ thuật phục hồi pin laptop (nâng cao).
Khái niệm “Phục hồi pin laptop” khác hoàn toàn “phục hồi cell” - tái sử dụng lại cell cũ, chỉ là công đoạn nhỏ trong quy trình xử lý cell, mà rất nhiều Khách hàng nhầm lẫn. Phục hồi pin laptop gồm hai quy trình công nghệ quan trọng. Đó là "Công nghệ xử lý mạch pin " và "Kỹ thuật xử lý cell pin" mà chúng ta sắp tìm hiểu sau đây.
1. Quy trình kỹ thuật xử lý cell pin laptop
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu quy trình kỹ thuật thay các cells mới cho Pin laptop IBM T60 - Pin Li-ion, 6 cell. Điện thế: 10V8. Công suất 56Wh. Made in Japan (SANYO).

Hình. Pin laptop IBM T60
√ Chuẩn bị:
- Dụng cụ tách vỏ pin.

Hình. Dụng cụ tách vỏ (hộp) pin laptop
- 6 cells mới SANYO Li-ion UR18650 2600mAh.

Hình. Cell Sanyo Li-ion UR18650
- Các dây dẫn điện (có thể tái sử dụng dây dẫn cũ).
- Thiết bị: Máy hàn cell, máy test dung lượng cell, máy đo nội trở cell, mõ hàn, kẽm hàn,...

Hinh. Máy hàn cell

Hình. Nikel - kẽm hàn cell

Hình. Máy đo nội trở cell

Hinh. Máy đo dung lượng cell
-Keo dán: Keo 2 mặt và Epoxy.
√ Thao tác:
- Bước 1: Tháo vỏ (hộp) pin
Ta dùng dao nhỏ để tách vỏ (hộp) Pin theo các đường rãnh của Pin. Nên gõ nhẹ và đều xung quanh rãnh Pin cho đến khi tách rời chúng ra. Bước này rất quan trọng, tránh va chạm giữa dao và mạch pin bên trong. Đồng thời giữ cho mạch pin không bị trầy sướt hay bể.


Hình. Bên trong pin laptop
- Bước 2: Sau khi tách vỏ (hộp) Pin thành công, ta lấy các cells và mạch pin ra khỏi vỏ (hộp).

Hình. Mạch pin và bộ cell
- Bước 3: Tháo mạch pin ra khỏi bộ cell
Từng bước thực hiện thao tác tháo dây mạch Pin ra khỏi các cell. Lưu ý thao tác hết sức cẩn thận, tránh tình trạng bo mạch bị chết trong lúc tháo dây.


Hình. Mạch pin sau khi đã tháo khỏi cell
Bước 4: Đóng cell
Để cell hoạt động ổn định, ta cần phải kiểm tra kỹ thông số. Dùng máy đo dung lượng và máy đo nội trở để kiểm tra cell. Như nói ở đầu, pin T60 có công suất thiết kế 56Wh (5200mAh). Do đó ta chọn cell có dung lượng 2600mAh là được. Và tất nhiên loại cell phải có nội trở thấp và đồng đều nhau.
Sau khi xử lý thành công mạch pin và kiểm tra cell hoàn tất, ta tiến hành hàn - bấm cell. Dùng máy hàn bấm (hay còn gọi là máy đóng cell) để hàn các cell lại với nhau thành từng cặp (bộ cell). Quá trình này sẽ làm tăng tuổi thọ và tối ưu cell. Nếu không có máy đóng pin thì có thể dùng mỏ hàn điện. Nhưng quá trình này không đảm bảo độ bền mối hàn và tuổi thọ của cell.

Hình. Đóng cell

Hình. 6 cell đã được đóng thành bộ
- Bước 5: Hàn mạch pin vào bộ cell
Sau khi các bước trên đã hoàn tất, ta sẽ hàn mạch pin vào bộ cell. Ta đặt bộ cell đã được hàn và mạch pin vào vỏ (hộp) pin với vị trí như ban đầu. Sau đó bắt đầu hàn các dây mạch pin với bộ cell bằng mỏ hàn thông thường

Hình. Mạch pin và bộ cell mới đã được hàn trở lại
Có thể dùng keo 2 mặt để cố định bộ cell vào vỏ pin trước khi thực hiện bước kế tiếp.
- Bước 6: Dán vỏ (hộp) pin và hoàn tất quy trình 1.
Cuối cùng là đóng nắp vỏ (hộp) pin và dùng keo dán - Epoxy để dán 2 nắp vỏ (hộp) pin lại với nhau sao cho dính khít và thẩm mỹ.
Hình. Thay cell Pin T60 hoàn chỉnh
Đến đây chúng ta đã hoàn tất quy trình kỹ thuật thay cell pin laptop. Chuẩn bị sang quy trình xử lý mạch pin laptop - SMB
2. Quy trình Công nghệ xử lý mạch pin laptop
Ở đây chúng ta đang phân tích mạch pin IBM T60 (Made in Japan). Mạch pin được sản xuất bởi SANYO - chip quản lý mạch pin là flashrom bq8030, do đó công nghệ xử lý mạch pin này phải là công nghệ SANYO - Sanyo Tool.

Hình. Sanyo Tool - Made in Japan
Vì những lý do liên quan đến công nghệ mà chúng tôi không thể phân tích chi tiết quá trình xử lý mạch pin ở đây được! Mà chỉ phân tích những thông số quan trọng trên mạch pin trước và sau khi đã xử lý.

Hình a. Thông số trên mạch pin chưa xử lý
Chúng ta sẽ phân tích nhóm tham số cơ bản quan trọng sau đây (Hình a.):
DesignCapacity (DC): Chỉ số công suất/dung lượng thiết kế của pin (/Wh/mAh). Với pin T60 như trên là tương đương 56 Wh hay 5200 mAh.
FullChargeCapacity (FCC): Chỉ số công suất/dung lượng sạc đầy pin(Wh/mAh). Sau quá trình sử dụng (sạc -xả pin), chỉ số này đã giảm (tương đương 0,6 Wh). Nghĩa là hiện tại pin này khi sạc đầy 100% (12600 mV), công suất chỉ đạt tối đa tương đương 0,6 Wh.
CycleCount: Chu kỳ sạc - xả pin (lần). 1107 lần. Tỉ lệ nghịch với FCC.
Date: Ngày sản xuất. 30/01/2007.
DesignVoltage: Điện thế thiết kế (mV). Điện thế tiêu chuẩn mà nhà thiết kế/sản xuất pin đưa ra trên mỗi pin laptop. 10V8 (10800 mV)
Voltage: Điện thế tổng các cell (mV). Điện thế tổng các cell hiện tại. 11V4 (11371 mV)
ChargingCurrent: Chỉ số dòng sạc pin (mA). Hiện tại dòng sạc pin bằng 0 mA, nghĩa là máy tính không thể sạc pin đầy được!
ChargingVoltage: Chỉ số điện thế sạc pin (mV). Hiện tại điện thế ngõ ra của pin bằng 0 mV, nghĩa là máy tính không thể khởi động từ pin được!
Ngoài ra còn rất nhiều thông số quan trọng khác.
Tóm lại nếu pin laptop của Quý khách có thông số tương tự như trên thì vui lòng liên hệ với chúng tôi càng sớm càng tốt!
Hình b. Mạch pin đã xử lý thành công. Các tham số trở về "trạng thái ban đâu"! Pin đã hoạt động tốt.
FullChargeCapacity (FCC): Sau khi xử lý mạch pin thành công, sạc pin đầy 100% (12600 mV), công suất đạt 100%, tương đương 56Wh. OK
CycleCount: 0 (lần).
Date: 27/01/2010 (Ngày xử lý mạch pin)
ChargingCurrent: 3300 mA. OK
ChargingVoltage: 12600 mV. OK

Hình b. Thông số trên mạch pin đã xử lý
Các bạn nào "yêu khoa học", thích khám phá thì liên hệ với mình nhé. Hoặc có thể tham khảo thêm bài "Hướng dẫn phục hồi pin laptop (cơ bản) tại đây
|